Wednesday, 27 Mar 2024
Tin Tức

Trung Quốc có bao nhiêu tỉnh thành phố, bao nhiêu dân tộc 2023?

Theo khảo sát nhiều bạn thường thắc mắc không biết Trung Quốc có bao nhiêu tỉnh thành phố, bao nhiêu dân tộc? Tại sao Trung Quốc được xem là cái nôi văn minh của châu Á? Những câu hỏi trên sẽ được nhaphangali.com giải đáp trong bài viết sau đây. Mời bạn theo dõi để khám phá những điều thú vị về đất nước này nhé.

Giới thiệu về đất nước Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới sau nước Canada và Nga. Trung Quốc có dân số trên 1 tỷ người, hiện tại đang là nước đông dân nhất thế giới. Địa hình quốc gia này tương đối đa dạng gồm có sa mạc, cao nguyên, núi non và các đồng bằng màu mỡ…Phía tây có nhiều cao nguyên và núi non, phía đông chủ yếu là đất đai bằng phẳng.

Các con sông chính chủ yếu chảy từ tây sang đông gồm sông Dương Tử, Hoàng Hà, Hắc Long Giang. Sông chảy từ phía tây về phía nam như Châu Giang, Mê Kông, Brahmaputra. Trung Quốc là cái nôi của nền văn hóa cổ đại, có nền kinh tế phát triển mạnh và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Theo thời gian, thị trường Trung Quốc dần được mở rộng, cải cách thể chế tiền tệ tiến triển vững chắc, môi trường đầu tư cũng phát triển không ngừng… khiến nền kinh tế đất nước này đi lên không ngừng.

Thông tin: 

  • Thủ đô: Bắc Kinh
  • Diện tích: 9.597.000 km²
  • Dân số: 1,386 tỷ (2017)
  • Các tỉnh rộng lớn: Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hải Nam, Chiết Giang, Giang Tô,…
  • Đơn vị tiền tệ: Nhân dân tệ Thịnh hành
  • Thành phố lớn nhất: Thượng Hải

Trung Quốc có bao nhiêu tỉnh thành phố?

Theo số liệu thống kê tính đến năm 2014, Trung Quốc gồm có 22 tỉnh, 664 thành phố, trong đó có 4 thành phố trực thuộc trung ương và các thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố cấp quận. Còn Trung Quốc đại lục bao gồm Hồng Kông và Macao có 283 thành phố tỉnh cấp, 374 thành phố cấp huyện, tổng cộng có 664 thành phố.

Trung Quốc có 5 khu tự trị gồm Tân Cương, Quảng Tây, Nội Mông Cổ, Hồi Ninh Hạ, Tây Tạng. Có 22 tỉnh gồm: Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây, Giang Tô, An Huy, Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Giang Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam, Thiểm Tây, Quý Châu, Vân Nam, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Hải Nam. Thành phố trực thuộc trung ương gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Thiên Tân.

Trung Quốc có bao nhiêu dân tộc?

Trung Quốc là quốc gia đông dân tộc, trong đó dân tộc Hán chiếm số lượng người đông đảo nhất. Hiện cả Trung Quốc có khoảng 56 dân tộc đã bao gồm người Hán, nhân khẩu của các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 6% nhân khẩu toàn quốc. Người Hán chiếm đến 91,59% được gọi là dân tộc Hán, còn các dân tộc khác tập trung chủ yếu tại các khu vực như tây bắc, đông bắc, nam và tây nam.

Ngoài dân tộc Hán, Trung Quốc còn có các dân tộc thiểu số khác được phân chia theo số lượng nhân khẩu như sau:

– Dân tộc có nhân khẩu từ 10 vạn đến 1 triệu người gồm: Thổ Gia, Ca dắc, Ha Ni, Thái, Lê, Lisu, Va, Xa, Cao Sơn, Lahu, Thủy, Đông Hương, Nạp Tây, Thổ, Lô Ba.

– Dân tộc có nhân khẩu từ 1 vạn tới 10 vạn người gồm: Can cát, Cảnh Phả, Ta hua, Mô Lao, Khương, Bu răng, San ra, Mao Nan, Cơ lao, Si ba, A Xương, Vu Mi, Tát gích, Nộ, Ơ uôn khơ, Băng Long, Mô na, Chi Nô.

– Dân tộc có nhân khẩu dưới 1 vạn người gồm: U dơ bếch, Bảo An, Uy cu, Kinh, Tác ta, Độc Long, Ơ luân xuân, Hô chê, Nga. Trong đó dân tộc Hô chê và Nga có chưa đến 1 nghìn người. Mặt khác, tại Vân Nam và Tây Tạng còn có người Xóa Mãn và người Đăng nhưng đến nay vẫn chưa xác minh được thuộc dân tộc nào.

– Ngoài ra, trong lịch sử Trung Quốc có nhiều dân tộc bị các dân tộc khác đồng hóa. Có nhiều dân tộc bị lạc vào nơi sinh sống của người Hán và bị Hán hóa nên được coi là người Hán. Bởi thế nên trong cộng đồng người Hán mới chiếm số lượng đông đảo như vậy, nhiều người được coi là người Hán nhưng lại có truyền thống văn hóa và đặc điểm ngôn ngữ khác biệt hoàn toàn.

Nền kinh tế Trung Quốc

Mọi người biết đến Trung Quốc không đất nước đông dân, đất nước có nhiều văn hóa, đất nước với những cuộc chiến tranh lớ và ấn tượng nhất với đất nước này là có nhiều bứt phá trong phát triển kinh tế. Trung Quốc từ  xưa  đến nay đều được xem như  là một cường quốc  giàu có, hiện nay đây là đất nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Nhiều năm qua Trung Quốc luôn nỗ lực để bắt kịp và soán ngôi vị trí dẫn đầu thế giới của Mỹ bởi vậy qua mỗi năm kinh tế đất nước này lại có sự thay đổi rõ rệt.

Tuy  nhiên đi kèm với nền kinh tế phát triển nhất nhì thế giới đó thì Trung Quốc lại đối mặt với nhiều vấn đề như môi trường, thực phẩm, lao động…nếu so với Mỹ  thì kinh tế Trung Quốc vẫn có nhiều hạn chế về chất lượng, giá trị thương hiệu, độ uy  tín.

Bề nổi của nền kinh tế Trung Quốc là nhiều người có thể thấy được dễ dàng là số lượng nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, công ty doanh nghiệp là rất lớn nhưng  nhưng bề chìm của nó cũng không ít, nếu tính so từng lĩnh vực riêng biệt thì kinh tế Trung Quốc lại thấp hơn một số nước như Nhật Bản, Ý, Pháp… xem tin tai chinh kinh te tai infofinance. Vậy nên nếu xét tổng thể thì là đứng thứ 2 thế giới nhưng nếu xét từng khía cạnh, từng lĩnh vực riêng thì lại ở những vị trí thấp hơn nhiều nước.

Đặc điểm văn hóa nổi bật của người Trung Quốc

Về giao tiếp

Trung Quốc cũng như các nước thuộc khu vực phương Đông hầu như đều khắt khe trong vấn để giao tiếp. Khi chào hỏi người Trung không bắt tay chặt mà thả lỏng tay hoặc nhẹ nhàng. Phải chào hỏi người có chức có quyền trước thay vì chào hỏi phụ nữ trước. Khi giới thiệu người khác với ai đó thì không được dùng ngón tay chỉ trỏ về phía người đó.

Thay vào đó người giới thiệu dùng bàn tay ngả lòng ra rồi chỉ về phía người đó. Khi gặp gỡ làm quen có thể hỏi những chuyện cá nhân về gia đình, công việc, tiền lương. Lần đầu gặp chủ đề nên tiếp chuyện liên quan đến lĩnh vực thể thao, đặc biệt là bóng đá. Tuyệt đối không bàn luận đến vấn đề chính trị hoặc nói lời phê phán đến các vấn đề nhạy cảm.

Về nghệ thuật

Nền nghệ thuật của người Trung Quốc khá đa dạng gồm có thơ ca, kịch, kiến trúc, mỹ thuật…Trong đó kinh kịch và các công trình kiến trúc đồ sộ được xem là nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật nhất của văn hóa Trung. Kinh kịch bắt nguồn là những màn diễn tuồng sân khấu của Trung Hoa cổ được gọi là ca kịch hoặc hý kịch.

Thể loại này diễn tuồng bao gồm ca múa, các màn nhào lộn, xiếc, diễn hoạt kê… Còn về kiến trúc thì có các công trình đồ sộ nổi bật như Vạn Lý Trường Thành, cổ cung, Di Hòa Viên, Lạc Sơn Đại Phật… Mỗi công trình chứa đựng nét nghệ thuật riêng biệt mang đậm nét của đất nước Trung Quốc.

Về ẩm thực

Âm thực của Trung Quốc rất đa dạng, còn có những triết lý nghệ thuật và những tập quán ăn uống độc đáo. Được biết ẩm thực Trung Quốc lấy đạo Khổng làm trung tâm. Hầu như món ăn nào cũng cần tuân thủ thuyết quân bình âm dương. Các món ăn được kết hợp khéo léo các loại gia vị vừa hấp dẫn mà còn tốt cho sức khỏe con người.

Từng khu vực sẽ có các trường phái thức ăn khác nhau như Sơn Đông, Tứ Xuyên, Giang Tô, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồ Nam, An Huy… Người Trung Quốc ăn 3 bữa ăn trong ngày, khi ăn không phát ra tiếng động quá to vì như vậy là mất lịch sự. Ngoài ra, kỹ thuật nấu ăn của người Trung cũng rất điêu luyện, từng động tác chế biến thức ăn khá nhanh nhẹn.

Với những chia sẻ trên đây chúng tôi đã giải đáp cho các bạn biết được Trung Quốc có bao nhiêu tỉnh thành phố, bao nhiêu dân tộc và cung cấp một số thông tin liên quan khác. Hy vọng bạn sẽ cảm thấy hữu ích và tiếp tục ủng hộ website bằng cách truy cập nhaphangali.com. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại mọi người trong các bài viết tiếp theo.

Post Comment